THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
Thứ hai, Ngày 09 Tháng 12 Năm 2024

THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người do vi rút dại gây ra. Người bị bệnh dại là do bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn người truyền vi rút qua da và niêm mạc bị tổn thương do cắn, liếm hoặc tiếp xúc trực tiếp. Bệnh dại đặc biệt nguy hiểm vì khi đã lên cơn dại thì không có thứ thuốc nào chữa trị được và 100% số người bị bệnh dại đều dẫn đến cái chết thảm khốc. Vì vậy chúng ta cần đặc biệt cảnh giác với nguy cơ lây truyền bệnh dại từ chó, mèo sang người.

Để phòng tránh được bệnh dại chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chó nuôi phải xích, nhốt, rọ mõm để hạn chế chó cắn người.

- Chó nuôi phải tiêm phòng dại theo đúng hướng dẫn của ngành thú y.

- Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.

- Khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại, nghi dại phải thực hiện ngay các biện pháp sau:

+ Tuyệt đối không tiếp xúc với con vật bị bệnh dại hoặc nghi dại để hạn chế sự lây nhiễm vi rút dại sang người.

+ Phải báo cáo ngay cho chính quyền, Y tế, Thú y xã/phường, thôn/bản để có biện pháp xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó.

+ Phải chôn sâu xác súc vật bị bệnh dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột…

+  Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý vết thương sau đó phải đến điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.

- Tại nơi xuất hiện chó dại phải diệt hết chó dại và chó nghi dại ở vùng đó. Nghiêm cấm bán chó tại nơi đang có dịch dại sang vùng khác để tránh lây lan dịch.

- Những người thường xuyên giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm từ chó, mèo, cán bộ kiểm lâm, cán bộ thú y, những người làm tại nơi có vi rút dại…cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo hướng dẫn của ngành Y tế.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam để chữa bệnh dại vì cho đến nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa được bệnh dại khi đã lên cơn.

- Bệnh dại là một bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được, mỗi người chúng ta hãy cố gắng thực hiện biện pháp phòng ngừa bệnh dại để tránh những cái chết oan uổng.

Tin cũ hơn:


: Khai trương các dịch vụ Phẫu thuật thẩm mỹ tại Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao
: Viêm mũi dị ứng có phải là bệnh mãn tính?
: Cảnh báo: Chó cắn vài năm vẫn phát bệnh dại, người dân cần tiêm phòng khi bị chó cắn
: Những loại quả mùa hè dễ bị tẩm hóa chất
: Chế “vũ khí” chống nóng từ bột sắn dây
: Sau mưa lũ phòng bệnh đường hô hấp