Bộ Y tế cho biết, trong năm 2017, bệnh dại vẫn tiếp tục lưu hành tại Việt Nam, số người chết do bệnh dại giám sát được đến ngày 30/11/2017 là 63 ca. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không đi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn. Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, bệnh dại vẫn là bệnh có số người tử vong cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác ở nước ta.
Theo BS. Cấp, người bị chó dại cắn, nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại. Từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dại trung bình 3-6 tháng, có rất ít trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc cá biệt có những ca sau vài năm mới phát bệnh.
Người bị chó dại cắn, nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại. Ảnh minh họa.
Thể bệnh thứ 2 là thể liệt: Người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện liệt, lan lên liệt tay đến khi lan lên liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong. Lưu ý là các bệnh nhân dại sẽ tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết chứ không bị điên dại. Và không có trường hợp bị phát bệnh dại nào sủa như chó cả.
BS. Cấp cho biết, có một số người bị chó cắn, lo sợ quá ám ảnh nghĩ mình bị dại và ám ảnh rằng bị dại thì sẽ sủa như chó nên họ sẽ sủa gâu gâu. Những trường hợp đó được gọi là Biểu hiện giả dại chứ thực tế bệnh nhân không bị dại. Một số bệnh lý không phải dại khác như bệnh nhân viêm thanh quản cũng có thể ho, nói ông ổng giống tiếng chó sủa.
Ngoài chó, có thể có mèo, dơi (dơi quỷ hút máu), chồn, cáo... cũng có thể truyền bệnh dại.
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Khi bị chó dại cắn, không phải 100% số người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không. Nguy cơ bệnh nhiễm bệnh dại tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da. Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, và khi đã phát bệnh dại nhìn chung sẽ tử vong nên tất cả những người bị chó dại cắn đều được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Các biện pháp thử bằng mẹo, điều trị bằng thuốc nam đến nay chưa có biện pháp nào khẳng định được hiệu quả trong phòng, chữa bệnh dại. Trái lại hàng năm ở nước ta vẫn có hàng chục bệnh nhân chết oan vì tin lời thầy lang thử bảo không phải dại, hoặc cho thuốc chữa và bỏ không đi tiêm vắc xin.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại Các bác sĩ cho biết, bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại. Bộ Y tế cho biết, năm 2018 sẽ đề ra mục tiêu giảm 15-20% số người tử vong do bệnh dại so với số tử vong trung bình của giai đoạn 2011-2015 (92 ca); giảm 15-20% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại trên người so với giai đoạn 2011-2015. Hiện có 16 tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại (tức là trong 1 năm có từ 5 người bị tử vong do bệnh dại trở lên). Các hoạt động của Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên người trong thời gian tới cũng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó (do Bộ NN-PTNT thực hiện) và điều trị dự phòng bằng vắc xin dại cho người cùng giải pháp hỗ trợ là tập trung vào các tỉnh có nguy cơ cao để ưu tiên nguồn lực, tăng cường chỉ đạo triển khai nhằm bảo đảm đạt các mục tiêu đề ra… |